Một cảnh trong phim Barbie với hai nhân vật chính (Warner Bros.)
Bài VI ANH
Phim Barbie của Hollywood Mỹ đã bị cấm chiếu vì dùng hình ảnh đường lưỡi bò – một yêu sách của Trung Cộng xâm phạm chủ quyền biển đảo trên Biển Đông của VN. Phi Luật Tân cũng xem xét cấm chiếu bộ phim này. Có dư luận cho là quá lố, nhưng không đúng: đó là chuyên phải làm.
Thực vậy.
Đứng trên phương diện quốc gia dân tộc, công lý và đạo lý Con Người chánh trực, đó là chuyện phài làm, cần làm, còn làm nữa khi Trung Cộng con chiếm giữ biển đảo của các nước láng giềng trong đó Việt Nam bị nặng nhứt. Đường 9 đoạn của Trung Cộng, không chỉ gây tranh chấp chủ quyền với Việt Nam mà cả với Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei và Đài Loan, đã bị Tòa trọng Tài La Haye bác bỏ vào năm 2016, theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982.
Ngay như Tổng Bí Thư Đảng CS Nguyên phú Trọng và Thủ Tướng Phạm Minh Chính CSVN, trong cả hai chuyến thăm của vấn đề Biển Đông là một trong những chủ đề thảo luận chính.
Phải chống chủ trương của Trung Cộng biến hành động xâm lược biển đảo của VN và các nước thành chuyện đã rồi. Nhưng xâm chiếm biển đảo của một nước là quốc gia đại sự, nên không chỉ riêng phim Barbie bị cấm chiếu vì đường lưỡi bò, mà chuyến lưu diễn của Black Pink, nhóm nhạc rầm rộ Nam Hàn tại Việt Nam cũng đã có nguy cơ bị hủy vì dùng bản đồ có chứa đường 9 đoạn.
Trang DailyMail của Anh trích dẫn lời của Nghị Sĩ Tiểu Bang Ted Cruz về sự việc, cho rằng ê kíp làm phim của đạo diễn Greta Gerwig “cố xoa dịu đảng Cộng Sản Trung Quốc.” Phát ngôn viên của nghị sĩ Hoa Kỳ khẳng định “Trung Quốc muốn kiểm soát những gì mà người Mỹ nhìn, nghe, và cả suy nghĩ của họ, tận dụng thị trường điện ảnh khổng lồ ở Trung Cộng để ép buộc các công ty Mỹ đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc, giống như cách mà nhà sản xuất phim Barbie đã làm với bản đồ.”
Phải chống vì hàng mấy trăm chiến sĩ của VN không phân biệt chế độ Quốc Gia hay Cộng Sản đã tử chiến với Trung Cộng xâm lược, với tinh thần một tấc đất cũng không nhường cho giặc, cho quân thù.
Vì chiến sĩ VN chiến đấu chống Trung Cộng đã hy sinh bỏ xác lại, để hồn thiêng thành chiến sĩ gác giặc, làm quân giữ biển đảo VN và làm bằng cớ cho nhân dân và chánh quyền hiện tại và tương lai có bằng cớ bất khả tranh cãi đó là lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của VN, để VN tiếp tục chiến đấu lấy lại biển đảo của tiên nhân, tổ tiên VN để lại. Nếu đời ta chưa thành, thì có con ta, con ta chưa thành có cháu ta, như chí sĩ Phan Bội Châu từng can dặn.
Phải chống để nhân dân và chánh quyền hiện tai hay tương lai sẽ mãi mãi đấu tranh, tranh giữ Hoàng Sa, Trường Sa như một phần máu thịt, xương cột, hồn thiêng sông núi của Tổ Quốc VN, của Mẹ VN, của dân tộc VN.
Không có quốc gia nào dù lớn nhỏ, không có tổ chức kinh tế, chánh trị, tổ chức phim ảnh, truyền hình nào có quyền sang đoạt chủ quyền biển đảo, biến Hoàng Sa, Trường Sa là của VN thành của Trung Cộng, tráo hình Biển Đông của VN thành bản đồ 9 đoạn của Trung Cộng.
Phim Barbie dùng hình bản đồ 9 đoạn ở Biển Đông mà Trung Cộng tự công bố, trở thành của Trung Cộng về địa lý chánh trị – là biến phim Barbie thành “barbare” (tiếng Pháp nghĩa “dã man”). Không thể biện minh hình 9 khúc biểu thị Biển Đông do Trung Cộng công bố, là do một trẻ em vẻ ra thôi. Không thể phủ nhận đó là ý kiến của nhà làm phim. Một hành động nhỏ, một cử chỉ nháy mắt thôi của diễn viên cũng không qua mắt, phải có chỉ thị của đạo diển và các chuyên viên thu hình.
Còn một số lớp trẻ VN mê phim, cuồng ảnh không chú ý tính lịch sử của đất nước, Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là máu xương, nước mắt, hồn thiêng của toàn dân VN không phân biệt chánh kiến, không thể để cho bọn tài phiệt dùng để làm tiền, làm giàu qua giải trí. VN có lúc hai chế độ, hai miền nhưng chiến sĩ của hai chế độ chánh trị, cả hai chế độ của hai miền đều điều quân ra tử chiến bảo vệ biển đảo của VN, chống quân Trung Cộng xâm lược. Tài phiệt bỏ tiền ra làm phim Barbie kiếm tiền trên xương máu, đau khổ của quân dân VN. Nhà nước cấm chiếu là đúng, là chuyện phải làm, và còn làm nữa bất cứ ai làm tiền trên máu, nước mắt Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của VN.
Trong mục tạp chí Việt Nam tuần này, RFI đã phỏng vấn chuyên gia Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại Học New South Wales ở Úc, ông cũng từng giảng dạy tại Học Viện Quốc Phòng Úc. Ông phân tích, năm 2003, Việt Nam đã thông qua chính sách vừa đấu tranh, vừa hợp tác. Việc cấm chiếu phim là một hành động đấu tranh, dù nhỏ, để cho mọi người thấy là Việt Nam chống lại sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, chống lại một yêu sách bị tuyên bố là bất hợp pháp theo công pháp quốc tế. Ông nói, “Theo tôi, trong bối cảnh nội bộ tại Việt Nam thì đây là một hành động quan trọng mà chính quyền Hà Nội phải làm.”