‘Đặt con vào dạ là mạ đi tu’

Bài UYỂN NHI

Hôm trước tôi có trình bày với bạn về quá trình dưỡng thai nhi, chuyện ăn uống và sinh hoạt. Nên nhớ, dù gì thì bạn cũng phải hết sức cẩn trọng với các chuyển động của mình, tập bước đi nhẹ nhàng, khoan thai, nói năng cũng nhẹ nhàng, đừng bỏ những chuyện buồn bực vào người. Ông bà xưa có câu “Đặt con vào dạ là mạ đi tu,” câu này hàm ý những thay đổi cần thiết mà một người mẹ cần phải làm để con mình được tốt hơn. Và “đi tu” ở đây không có nghĩa là ăn chay (vì ăn chay gây mất cân bằng dinh dưỡng, rất nguy hiểm, đó là chưa kể tới thức ăn chay rất khó xác định có bảo đảm dinh dưỡng hay không) hay tới chùa, tụng kinh niệm Phật gì. Bởi việc tụng kinh, niệm Phật theo kĩ thuật thuần túy khiến cho bạn hao tốn năng lượng và ảnh hưởng đến thai nhi. Việc đi chùa cũng vậy, trong một số thời điểm, nhất là lúc này, việc di chuyển tới chùa vãn cảnh là tốt nhưng việc tế nhị khác cũng có thể khiến bạn mệt mỏi…

Hãy nghĩ đến những hình ảnh đẹp, nghĩ đến Đức Phật, Đức Chúa và Đức Muhammad của bạn, đó là cách hành hương tốt nhất trong thai kì. Và trong những ngày cuối tuần, bạn có thể rủ chồng, các con lớn cùng bạn đi dạo bờ biển, dạo phố, thăm những cảnh đẹp, uống nước dừa bên bờ biển… Mọi việc diễn ra trong tốc độ chậm và an hòa bạn nhé!

(Photo: UN)

Đương nhiên cũng phải tới lúc bạn đón em bé chào đời, đây là ngày trọng đại nhất trong cuộc đời bạn. Thường thì bây giờ, các bác sĩ khoa sản hay khuyên bạn sinh mỗ, bởi như vậy sẽ tốt cho em bé hơn, đảm bảo hộp sọ của bé thơ không bị tổn thương trong quá trình đi qua “cửa mẫu.”

Một túi nilon để đựng nhau em bé. Bạn nhớ tìm chỗ nào cao ráo, thoáng mát để chôn chùm nhau cho em bé, đừng nghe lời người ta xúi mà vứt xuống sông, theo kinh nghiệm của tôi thì tôi chôn dưới gốc cây hoa mai trong vườn, sau này, bạn còn có chỗ để chỉ cho con mình “nơi chôn nhau,” tuy đơn giản vậy nhưng lại liên quan đến tâm hồn của bé thơ sau này nhiều lắm.

Nếu bạn sinh thường theo cách truyền thống bấy lâu nay thì chỉ cần chuẩn bị một ít áo quần cho bé sơ sinh, khăn sữa, khăn tắm, tả lót, tấm lót, mũ giữ ấm đầu cho bé và mẹ, một ít áo quần cho mẹ sau sinh, bỉm sau sinh. Những thứ cần thiết khác sẽ có điều dưỡng đưa ra yêu cầu và bạn có thể mua ở căn tin bệnh viện hoặc ngoài các tiệm tạp hóa gần bệnh viện. Người nhà của bạn sẽ làm việc với bác sĩ, điều dưỡng về vấn đề này.

Ngước lại, nếu bạn chọn sinh mỗ thì ngoài những thứ trên, bạn nhớ mua một ít tấm lót cho mẹ sau mỗ và cần thêm hai người nếu được cùng đi với bạn đến phòng sinh, như vậy sẽ tốt và đỡ bối rối hơn.

Thường theo thói quen, các bà mẹ sau sinh khó ăn, chỉ uống một ít sữa đậu nành nóng, việc này hết sức nguy hiểm.

Bởi bạn tuyệt đối không được uống sữa đậu nành nóng, không được ăn các món gây lạnh bụng, nặng bụng. Và đặc biệt với người sinh mỗ, bạn không được ăn hay uống sữa trước khi có chỉ định của bác sĩ nhằm bảo đảm hệ tiêu hóa của bạn đã hoạt động trở lại (bằng cách xì hơi) thì mới được ăn uống một chút cháo dinh dưỡng.

Các món cháo như cháo bồ câu, cháo thịt bò sẽ là món phù hợp cho cơ thể bạn. Bạn nhớ tiếp tục uống sữa cho người mang bầu mặc dù đã sinh em bé nhé, và uống các loại thuốc bổ cho cơ thể. Bởi hơn bao giờ hết, người mẹ cần tẩm bổ sau khi sinh để đảm bảo nguồn sữa cho bé đồi dào, đầy đủ khoáng chất.

Nếu sinh mỗ, bạn tuyệt đối không ăn các loại cá trong thời gian ít nhất là ba tháng đầu, để đảm bảo cơ thể không thiếu Omega, có thể ăn cháo cá hồi nhưng cũng đừng ăn quá nhiều, riêng các loại cá khác và hải sản thì cố gắng đừng ăn trong tháng ở cử và hạn chế ăn trong thời gian 100 ngày kể từ lúc sinh. Bởi những loại cá có thể khiến bạn “tanh bụng” và ảnh hưởng không nhỏ đến tì vị của người mẹ sau này.

Các loại hạt như óc chó, hạt bí, hạt hạnh nhân, hạt dẻ rang sẽ vô cùng tốt cho bà mẹ sau sinh (cả sinh thường và sinh mỗ). Trong thời gian ở cử, bạn nhớ tranh thủ ăn nhiều loại hạt này vào, rất quan trọng cho sức khỏe của bạn về sau.

Vấn đề xông hơ, có lẽ khá dài dòng, xin hẹn bạn ở bài viết sau! Cầu chúc bạn mạnh khỏe, bình an và may mắn!

(Photo: UN)

Leave a Reply