Tàu chiến USS Essex (LHD 2) đang vào vịnh Subic Bay để chuẩn bị cho một cuộc thao dượt chung với quân đội Phi Luật Tân năm 2008. (Mark R. Alvarez/ U.S. Navy)
Bài VI ANH
Nhiều dấu chỉ cho thấy đa số các nước Đông Nam Á hướng về phía Mỹ, muốn đi với Hoa kỳ lợi hơn đi với Trung Cộng. Vì:
Trước nhứt, Mỹ không tham vọng đất đai, không lấn chiếm biển đảo nước nào, không chủ trương thay đổi chế độ nước nào. Ngay đối với chế độ Cộng Sản Việt Nam, trong cuộc điện đàm với tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng ngày 29/03, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden vẫn tái khẳng định là Washington “tôn trọng thể chế chính trị” của Việt Nam, một cách gián tiếp trấn an Hà Nội là Mỹ không bao giờ thúc đẩy việc thay đổi chế độ ở Việt Nam. Đây cũng là điều mà Ngoại Trưởng Blinken của Mỹ cũng nhắc lại trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua.
Từ khi chuyển trục quân sự về Á Châu Thái Bình Dương, hằng chục năm qua, Mỹ không hề chiếm một đảo nhỏ, một góc biển, một chân trời nào của các nước Á Châu Thái Bình Dương. Việc tuyên truyền đi với Mỹ sẽ mất đảng là của CS gây lo sợ, để chống Mỹ.
Thứ đến đi với Mỹ thì dễ phát triển kinh tế, thương mại, ngoại thương. Mỹ là thị trường tự do lớn nhứt thế giới. Đồng đô la Mỹ vững mạnh nhứt hoàn cầu, được nhieu nước lấy làm bản vị của tiền tệ nước mình. Nhờ lập được bang giao, giao thương với Mỹ mà Việt Nam Cộng Sản đạt được thành quả chính CS cũng không ngờ. CSVN trở thành nước có nền thương mại hai chiều giữa hai nước Việt Mỹ đạt gần 140 tỷ USD. Mỹ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam và VN nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ.
Mỹ còn bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho VN. Mỹ còn cung cấp cho CSVN tàu tuần duyên nhằm giúp nâng cao năng lực an ninh hàng hải của VN trên Biển Đông.
Trong cơn đại dịch Covid 19 hoàn cầu người bịnh thiếu nhà thương, máy thở ngươi chết chôn khong kịp, Mỹ là nước giúp thuốc men, phương tiên phòng chống cho VNCS một cách hào phóng, vô điều kiện cho VN.
Và quan trọng, thiết yếu hơn, là đi với Mỹ, trình độ quân sự, an ninh phát triển tốt hơn. Các nước Đông Nam Á đều thấy rõ qua so sánh chiến lược tập trận chung với Trung Cộng và với Mỹ. Những tháng gần đây, Trung Cộng tổ chức nhiều cuộc tập trận với các nước Đông Nam Á trong chiến lược “ngoại giao quân sự” nhằm khẳng định vị thế một đối tác an ninh thay thế cho Mỹ. Tuy nhiên, thái độ, hành động gây hấn, bá quyền của Trung Cộng ở Biển Đông khiến nhiều nước Đông Nam Á không thắt chặt quan hệ quốc phòng với Bắc Kinh, trong đó có Việt Nam dù còn nằm trong chế độ cộng sản. Còn Phi Luật Tân thì đi sát hơn với Mỹ để được Mỹ hỗ trợ.
Trong những cuộc tập trận này, Bắc Kinh chỉ triển khai những loại trang thiết bị quân sự không mấy tiên tiến, tinh vi và khả năng phòng thủ thấp. Theo đánh giá của giáo sư Paul J. Smith, thuộc US Naval War College, được tờ báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn, đây thực chất chỉ là một chiến lược “ngoại giao quân sự” được Bắc Kinh đẩy mạnh dưới thời ông Tập Cận Bình.
Nhưng vị thế này của Trung Cộng sẽ rất khó được nhiều nước chấp nhận do thái độ và hành xử của Bắc Kinh trong những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, với những yêu sách quá đáng tại Biển Đông, những hành động bắt nạt và quấy rối tàu thuyền các nước trong khu vực. Đối với ông Blake Herzinger, Trung Quốc không phải là một đối tác đáng tin cậy trong khu vực.
Trái lại Mỹ vẫn là một “tiêu chuẩn vàng.” Trên thế giới này chỉ có Mỹ có thể chiến thắng Trung Cộng, và Mỹ có thể giúp bảo vệ một nước yếu như Ukraine chống lại Nga xâm lược và như Đài Loan chống lại âm mưu sáp nhập, thôn tính của Trung Cộng.
Từ nhiều thập niên qua, các nước Đông Nam Á đã tiến hành những cuộc tập trận với nhiều đối tác khác trong khu vực và với phương Tây, chẳng hạn như chiến dịch Balikatan – tập trận Mỹ – Philippines, chiến dịch Cobra Gold tại Thái Lan giữa Mỹ với nhiều nước khác tại châu Á; hay cuộc tập trận Five Power Defense Arrangement giữa Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand và Anh, hoặc thao dượt cứu trợ nhân đạo giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Theo đánh giá của ông Blake Herzinger, trước sự ve vãn của Trung Cộng, Mỹ và cường quốc quân sự khác, các nước Đông Nam Á sẽ là bên quyết định tính chất quan hệ quân sự – an ninh phù hợp nhất với nhu cầu của họ.
Đương nhiên, phần lớn những nước này chọn một mối quan hệ cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh, vài nước sẽ có xu hướng nghiêng về một phía nhiều hơn phía kia, nhưng “chương trình huấn luyện, thao dượt của Mỹ vẫn là một tiêu chuẩn vàng.” Ngoài thiết bị tinh vi hiện đại, những cuộc tập trận với Mỹ đòi hỏi một sự hợp tác chặt chẽ hơn, và mang tính liên tác chiến cao hơn, theo kết luận của chuyên gia Blake Herzinger.
Trong tương quan các nước, trong đụng chạm, xung đột, chiến tranh hòa bình, quyền lợi, lợi ích là điều kiện tiên quyết. Các nước Đông Nam Á rõ ràng thấy hướng về Mỹ, đi với Hoa kỳ có lợi hơn đi với Trung Cộng chuyên xâm lấn biển đảo các nước láng giềng của Trung Cộng.
Tin vui mới đây đi với Mỹ là có lợi. Tin Reuters được VOA của Mỹ dẫn dụ cho biết hôm 06/06/2023. Tàu Trung Quốc rời vùng biển Việt Nam sau hội đàm Mỹ-Trung. Một tàu nghiên cứu của Trung Quốc và các tàu hộ tống, hoạt động gần một tháng trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông, vừa rời vùng biển này vào tối thứ Hai (5/6), Reuters dẫn thông tin từ các chuyên gia theo dõi tàu cho biết, ngay sau cuộc hội đàm cấp cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Sau cùng thế nước lòng dân hướng về Mỹ cũng thể hiện qua thăm dò khảo sát của tổ chức quốc tế PEW. Theo một cuộc khảo sát mới được công bố của Trung tâm Nghiên cứu Pew, ngày càng có nhiều người Mỹ coi Trung Quốc là một “kẻ thù” chứ không phải là một đối thủ cạnh tranh hoặc đối tác của Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng bị các nền kinh tế tiền tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Úc coi là “vấn đề nghiêm trọng” cần phải phòng chống.