Bài VI ANH
Chủ Tịch Tập Cận Bình tái của đắc cử nhiệm kỳ 3, say sưa chiến thắng, lên tiếng thách thức Mỹ. Cái kiểu đánh võ mồm, chém gió, xí xô xí xào của Tàu Cộng có thể phun nước miếng nói lại thôi. Khác với người Mỹ bản tánh thực dụng nói chuyện như đánh ping pong, lời nói thể hiện thái độ hành động đối phó.
Theo tin đài RFI hôm thứ Sáu, 10/3/2023, Quốc Hội Trung Cộng ngày 10/03/2023 “nhất trí, đồng tình” củng cố quyền lực của Tập Cận Bình. Ông Tập và phe đảng trực tiếp, thẳng thắn lên án Mỹ “bá quyền” và “ngăn chận, bao vây, trấn áp” Trung Cộng. Mỹ cầm đầu một liên minh “kiềm tỏa” nền kinh tế thứ hai thế giới. Trung Cộng tố Mỹ tạo “căng thẳng Đài Loan và chiến tranh Ukraine tiếp tục đè nặng lên xuất cảng và sản xuất của Trung Cộng. Mỹ tiếp tục mạnh tay trừng phạt các tập đoàn công nghệ cao của Trung Cộng. Từ Hoa Vi đến TikTok càng lúc càng bị “gạt ra ngoài thị trường Mỹ”. Chính quyền Biden tăng tốc mở rộng hợp tác quân sự, an ninh với các đối tác trong vùng Á Châu – Thái Bình Dương, gần đây nhất là với Phi Luật Tân, một trong những quốc gia có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Cộng.
Vuốt đuôi Tập Cận Bình, Ngoại Trưởng sắp được bổ nhiệm, là Tần Cương – nguyên là đại sứ Trung Cộng tại Washington, trong buổi họp báo đầu tiên ngày 7/3/2023 buông lời đe dọa là quan hệ Mỹ-Trung đang tiến triển theo “hướng xấu” và nếu “không kềm hãm từ bây giờ” e rằng rồi đây kịch bản “xung đột” và một cuộc “đối đầu” sẽ xảy ra. Hiếm khi nào ngành ngoại giao của Bắc Kinh nêu lên khả năng xung đột với Mỹ. Cùng lúc, ngoại trưởng tương lai của Trung Quốc đề cao mối bang giao với nước Nga của Vladimir Putin.
Phân tích cho thấy đó là đòn chiến tranh tâm lý, chiến tranh chánh trị dân vận nhắm vào công luận trong nước, là một lời cảnh cáo các đảng viên nên ngoan ngoãn đứng về phía Tập Cận Bình để đối phó với một hiểm họa là Mỹ, hay đây là thông điệp Bắc Kinh gửi tới Hoa Thịnh Đốn?
Adrian Geiges, một nhà báo Thụy Sĩ từng viết tiểu sử ông Tập Cận Bình, được AFP trích dẫn, cho rằng Tập Cận Bình “muốn Trung Quốc phải trở thành cường quốc số 1 thế giới.”
Nhưng. Chuyên gia Lâm Hòa Lập (Willy Lam) thuộc viện nghiên cứu Jamestown Foundation của Mỹ nhận định, ở nhiệm kỳ 3, ưu tiên của ông Tập là kinh tế, vào lúc mà tăng trưởng đã rơi xuống còn có 3% trong năm ngoái và mục tiêu cho năm 2023 chỉ là 5%. Để vượt qua khó khăn kinh tế lúc này liệu rằng Bắc Kinh có dám “gây sự” với khách hàng nặng ký nhất của mình là Mỹ hay không? Hỏi như thế tức là trả lời, “Không.”
Thêm một giả định khác, được một số các nhà quan sát nêu lên, qua việc ông Tập Cận Bình “cứng giọng” với Mỹ: đây có thể là đòn đánh lạc hướng công luận Trung Cộng để mọi người bớt chú ý đến những sai lầm tai hại của chính sách Zero Covid từ 3 năm qua và những khó khăn về kinh tế. Đó là những đề tài nhạy cảm mà giới quan sát cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã cố tình “tránh nhắc đến” trong chương trình kỳ họp Quốc Hội lần này.
Pierre Haski, chuyên bình luận về địa chính trị trên tuần báo L’Obs của Pháp và của đài phát thanh France Inter, cho rằng việc Bắc Kinh lên giọng với Mỹ thể hiện hai điều. Một là thất vọng sau khi sự việc quả bóng dọ thám Trung Cộng bị phát hiện trên không phận Hoa Kỳ đẩy ra xa hơn viễn cảnh hai cường quốc kinh tế thế giới này cải thiện bang giao. Hai là chiến thuật của ông Tập Cận Bình để chính quyền Biden phải đấu dịu, giải tỏa bớt áp lực đang nhắm vào các tập đoàn Trung Quốc.
Thực tế trong mọi trường hợp, thực sự cho thấy là những hiềm khích giữa Hoa Thịnh Đốn với Bắc Kinh hiện nay đang càng lúc càng nhiều: từ vấn đề Đài Loan đến quyền tự do giao thông trên Biển Đông, từ cuộc chiến công nghệ đến chuyến viếng thăm dự trù diễn ra vào tháng tới của Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn tại điện Quốc Hội Capitol thể theo lời mời của Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ.
Đồng thời, như Alex Payette điều hành cơ quan tư vấn Cercius tại Canada nhận định, Bắc Kinh lên giọng đe dọa trước hết là một thông điệp ông Tập Cận Bình gởi đến nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc. Quốc Hội tại Bắc Kinh lần này cần nhắm tới đó là “thể hiện tình đoàn kết của Đảng dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình.”
Còn Mỹ thì không nói mà làm, bao vây, phòng chống Trung Cộng.
Một là, Mỹ chuẩn bị đối đầu với Trung Cộng ở Thái Bình Dương. Theo RFI 6/3, các chiến lược gia Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc đang “đẩy mạnh tham vọng soán ngôi Hoa Kỳ” và lo ngại Bắc Kinh có thể tiến hành một chiến dịch quân sự tấn công Đài Loan vào năm 2027, hoặc thậm chí là vào năm 2025. Nhật báo Pháp Le Figaro ngày 1/3/2023 cho biết, phác họa các đối sách của Hoa Kỳ. Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken qua vụ khinh khí cầu Trung Cộng dọ thám Mỹ và bị Mỹ bắn hạ, đã hủy bỏ chuyến công du Bắc Kinh.
Hai là tăng ngân sách quân sự để phòng chống Trung Cộng. Tin RFI 10/3, Tổng Thống Mỹ dự trù ngân sách mới $6.8 nghìn tỷ so với năm nay $6.2 nghìn tỷ, trong đó chi tiêu quốc phòng sẽ tăng 3.2%. Các chi tiêu quân sự được tăng thêm nhằm đối phó tốt với Nga và Trung Cộng. Cụ thể Tổng Thống Mỹ đã yêu cầu chi $886 tỷ cho quốc phòng, tăng 3.2% so với con số được ban hành cho năm tài chính 2023 hiện thời.
Ba là quân đội Mỹ thành lập và củng cố thêm trận đồ chiến địa đối đầu mới chống Trung Cộng trong vùng chiến thuật Ấn Độ-Thái Bình Dương. Sân khấu chính của cuộc đối đầu địa chính trị với Trung Cộng là khu vực bao gồm Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, tạo thành một quần thể chiến lược – Ấn Độ-Thái Bình Dương. “Hoa Kỳ là một thế lực tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương,” chính quyền Biden tuyên bố như vậy vào tháng 2 năm 2022, trong phần mở đầu của tài liệu nêu chi tiết chiến lược mới của Hoa Kỳ tại khu vực này.
Trong một năm qua, Hoa Kỳ đã củng cố các liên minh, triển khai quân đội ở các khu vực chiến lược, ký kết các thỏa thuận hợp tác và tăng cường các cuộc tập trận quân sự chung với các quốc gia.
Từ biển Trung Hoa qua Phi Luật Tân cho đến quần đảo Salomon, Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột lớn mới, ở chính những nơi mà họ đã từng chiến đấu với đế quốc Nhật Bản từ năm 1941-1945. Trung Quốc, lúc đó dưới sự lãnh đạo của Quốc Dân Đảng, theo chủ nghĩa dân tộc, là đồng minh của Hoa Kỳ.
Bốn là Hải, Lục Không Quân Mỹ các bộ tư lệnh, chỉ huy đại đơn vị trong vùng chiến thuật chuẩn bị sẵn sàng tinh thần và vật chất, gần đây thông qua những điểm cơ bản về những thách thức do việc Trung Quốc tăng cường quân sự trong khu vực củng cố để ngăn chặn sự xâm lược tiềm tàng của Trung Cộng.
Tướng Tư lệnh Charles A. Flynn của Lục quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương nói với cử tọa ở Hoa Thịnh Đốn vào tuần trước “Tôi đã theo dõi các lực lượng trên bộ và PLA [Quân đội Giải phóng Nhân dân] kể từ năm 2014,”“họ đang diễn tập, thực hành, thử nghiệm và họ đang chuẩn bị những lực lượng này cho một điều gì đó.”
Chú thích hình: Tàu chiến Hoa Kỳ đang băng qua eo biển nằm giữa Đài Loan và Trung Quốc. (US Navy)