Thiếu niên chơi dại, bị treo trên cây cầu cao nhất California

(Credit: Placer County Sheriff’s Office)

Vào tối thứ Hai một thiếu niên 19 tuổi đã bị treo lơ lửng bằng một sợi dây ngay dưới gầm cầu Foresthill, một cây cao nhất California. Sau đó anh trai này được giải cứu bởi các nhân viên cứu hỏa.

Thiếu niên đã tìm cách thực hiện một cảnh phim nguy hiểm nhưng gặp trục trặc do dụng cụ bị hỏng làm anh không thể tự đứng dậy và bước lên thanh sắt catwalk. Văn phòng Cảnh Sát Hạt Placer cho biết sợi dây của thiếu niên dài khoảng 30 feet (9 meter).

Cầu Foresthill cao 730 feet (222.5 meter) là cầu cao nhất của California và là một trong những cầu cao nhất ở Hoa Kỳ, bắc ngang nhánh phía Bắc của sông American gần Sacramento. Cầu nằm giữa thành phố Auburn và thị trấn Foresthill ở chân dãy núi Sierra Nevada.

Người bạn 17 tuổi của thiếu niên bị mắc kẹt muốn thâu cảnh thiếu niên này đu dây trên sông, nhưng sau đó gọi 911 sau khi xác định người đu dây bị mắc kẹt và cần được giúp đỡ.

Cả hai đều không bị thương. Ông Nolan Hale, trưởng Ban Lâm Nghiệp và Cứu Hỏa California, cho biết thiếu niên treo lủng lẳng trên cầu “đã khá run rẩy,” ngay cả sau khi được giải cứu.

Ông Hale nói, “Anh ta đã được đeo bộ dây nịt có lẽ khoảng một giờ mười lăm phút trước khi chúng tôi có thể tháo cho anh đứng dậy lên cầu.”

(Credit: Placer County Sheriff’s Office)

Có hơn hai chục người ứng cứu đầu tiên, gồm các thành viên của đội cấp cứu chuyên biệt từ văn phòng cảnh sát và sở cứu hỏa California. Họ đã dùng một sợi dây thẳng đứng để hạ một người xuống nơi thiếu niên bị treo lơ lửng và cuối cùng nâng anh ta lên sàn catwalk. Thiếu không bị thương và từ chối được chăm sóc y tế thêm. Cả hai thiếu niên bị giấy phạt vì tội xâm nhập bất hợp pháp.

Ông Hale nói rằng các màn nguy hiểm liên quan đến Cầu Foresthill, như nhảy bungee và nhảy base, là bất hợp pháp, đồng thời lưu ý rằng hầu hết các sự việc trên cầu đều là hoạt động vớt người. Đây là việc cứu người sống đầu tiên trong 30 năm qua. Cứu người lơ lửng ở độ cao 700 feet trên sông American là một hoạt động rủi ro cao với việc giải cứu bằng dây thẳng đứng.

Leave a Reply