Trả chân lý lại cho VN Cộng Hòa

Bài VI ANH

Kẻ chiến thắng luôn giành viết sử, dĩ nhiên là có lợi cho họ và hại cho đối phương. Nhưng chân lý, sự kiện lịch sử dù Thượng Đế cũng không thay đổi được, huống hồ cộng sản. Gần ngày Quốc Hận 30 tháng Tư 1975, do Mỹ bắt tay được với Trung Cộng, thì phản chiến, thiên tả Mỹ áp lực Quốc Hội, Mỹ bỏ rơi VNCH, cúp quân viện, VNCH cố gắng được mấy năm, VNCH thiếu vũ khí, xăng dầu, ngoại tệ nên đành phải tan hàng. Nhưng quân dân cán chính VNCH tan hàng cố gắng, vận dụng chánh nghĩa dân chủ tự do, của các nước tự do, dân chủ tiêu biểu như Mỹ làm quê hương thứ hai, tái tục, kế thừa làm ra Việt Nam Cộng Hòa hải ngoại qua sự liên kết của đường dây tin học, xa lộ Internet và tinh thần quốc gia VN, và chánh nghĩa tự do dân chủ tại Âu, Mỹ, Úc là các nước có cộng đồng người Việt hải ngoại đông đúc.

Chỉ non nửa thế kỷ sau, người gốc Việt Nam Cộng Hòa thành công trong khởi nghiêp kinh tế chánh trị, đã tạo một số kỳ tích ngoái sức tưởng tượng.

Một, Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính phải nể sự thành công kinh tế của người Việt hải ngoại. Theo tin VOA của chánh quyền Mỹ, lời nhận xét của Phạm Minh Chính được đưa ra hôm 18/3 khi ông “chủ trì” [chủ tọa] cuộc họp với một siêu ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đương kiêm Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính cũng phải “thực thà khai báo” trong hội nghị, được báo chí trong ngoài nước loan tải. Phạm Minh Chính nói rằng 19 tập đoàn nhà nước năm 2022 lãi $3.5 tỷ mỹ kim, “hiệu quả chưa tương xứng.” Nhân vật số ba điều hành chánh phủ CSVN, của tứ trụ triều đình CSVN so sánh, rằng kiều hối của cùng năm của người VN hải ngoại là $19 tỷ, riêng TP HCM nhận lượng kiều hối đã là $6.8 tỷ, gần gấp đôi tiền lãi của số các doanh nghiệp nhà nước hàng đầu.

Nhà quan sát Dương Quốc Chính có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội nói với VOA hôm 20/3 rằng ông Chính lưu ý đa phần kiều hối của TP HCM là từ những người thường bị miệt thị là “dân ba que, đu càng, nail tộc,” hàm ý nói đến nhiều người phải bỏ chạy khỏi miền nam khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ trước chiến dịch xâm lăng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1975; về sau, trong số những người di tản, có nhiều người làm nghề chăm sóc móng tay, móng chân ở Mỹ.

Nhấn mạnh thêm vào sự tương phản, ông Chính chỉ ra với VOA rằng 19 đại doanh nghiệp nhà nước nắm tổng tài sản 2.44 triệu tỷ đồng là nguồn lực quốc gia song khoản lãi nhỏ bé cho thấy các doanh nghiệp đó thật “ăn hại”; ngược lại, kiều bào – gồm thuyền nhân vượt biên trước đây và nay là các di dân lậu hoặc những người Việt lao động phổ thông ở nước ngoài hầu như không có vốn liếng trong tay – đã mang về kiều hối nhiều gấp hơn 5 lần số tiền lãi nêu trên.

Theo quan sát của VOA, trên mạng xã hội, nhiều người có đồng quan điểm và ủng hộ cách nhìn nhận của ông Dương Quốc Chính.

(UH Press)

Hai là nhóm học giả Mỹ gốc Việt giới thiệu “cái nhìn mới” về lịch sử Việt Nam Cộng Hòa. Phủi bụi phản chiến, thiên tả Mỹ. Soi sáng chánh nghĩa cộng hòa của VN Cộng Hòa.

Cũng tin VOA của Mỹ ngày 18/03/2023, một sự kiện giới thiệu những công trình nghiên cứu của nhóm học giả người Mỹ gốc Việt nhằm “sửa sai,” “bổ sung” phần lịch sử đã bị giấu kín hay xuyên tạc về nền Cộng Hòa tại Việt Nam, cuộc chiến Việt Nam và di sản của người Việt tại Mỹ diễn ra vào cuối tuần 19/3 tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts.

Bà Triều Giang (Nancy Bùi) – Chủ tịch Hội Hội Bảo Tồn Lịch Sử Và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt – một thành viên trong ban tổ chức, cho VOA biết buổi thảo luận sẽ giới thiệu đến cộng đồng hai cuốn sách dự kiến sẽ là “sách giáo khoa mới” do các nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Việt thực hiện. Là cuốn “Building A Republican Nation In Vietnam, 1920-1963” (Xây Dựng Một Quốc Gia Cộng Hòa Ở Việt Nam từ năm 1920 – 1963) do Tiến Sĩ Giáo Sư Tường Vũ, Trưởng Khoa Chính Trị Học của Đại Học Oregon, và Tiến Sĩ Giáo Sư Nữ-Anh Trần của Khoa Lịch Sử Đại Học Connecticut, làm chủ biên.

Và cuốn “Toward A Framework For Vietnamese American Studies” (Hướng Tới Xây Dựng Ngành Học Người Mỹ Gốc Việt – Lịch Sử Cộng Đồng Và Ký ức”) do Tiến Sĩ Giáo Sư Linda Ho Peché, Tiến Sĩ Giáo Sư Alex-Thai Dinh Vo và Tiến Sĩ Giáo Sư Tường Vũ chủ biên.

“Hai cuốn sách đầu tiên này cũng chưa thấm vào đâu so với lịch sử của người Việt tự do, của chiến tranh Việt Nam cũng như của người Mỹ gốc Việt chúng ta ở đây, mà trong nửa thế kỷ qua đã bị viết sai, viết sót hoặc viết xuyên tạc trong hầu hết sách giáo khoa, phim ảnh hoặc trên truyền thông,” bà Triều Giang nói với VOA.

Là một trong những học giả chính của các cuốn sách, Giáo Sư Tường Vũ cho biết sở dĩ ông tham gia nghiên cứu về chủ đề trên vì khi “là người trong giới giảng dạy và nghiên cứu, tôi nhận thấy trong giới giảng dạy và nghiên cứu họ có quan điểm rất sai về Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), lịch sử Việt Nam và lịch sử Chiến Tranh Việt Nam.”

“Xưa nay người Mỹ, phương Tây và ở Việt Nam sau năm 1975 họ không nhắc tới Việt Nam Cộng Hòa nữa. Họ hay gọi thể chế đó là “nguỵ quân, nguỵ quyền,” là tay sai của Hoa kỳ thôi chứ không xem đó là một thể chế chính trị,” Giáo Sư Alex Thái Võ, tác giả của cuốn sách thứ hai, giải thích thêm.

(Temple Univ Press)

“Những người liên quan đến thể chế đó cũng không được nhắc tới. Họ viết về những người liên quan đến VNCH thì họ chỉ xem những người đó chỉ là những con rối của Hoa Kỳ thôi, không có chính kiến, lập trường riêng và họ hay dùng những từ ngữ mang tính chất phỉ báng những con người và chính thể VNCH. Thành ra, chúng tôi mới làm ra bộ ba sách này,” Giáo Sư Alex Thái Võ cho biết thêm.

Cuộc hội thảo được tổ chức với hai mục tiêu chính, một là các tác giả muốn lắng nghe đóng góp và ý kiến của “nhân chứng sống” trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam hay trước đó cho mục đích nghiên cứu của họ.

“Và mục đích thứ hai là để cho những người trẻ mà bây giờ ở độ tuổi 50, 40, 30, 20 đang làm việc trong ngành giáo dục, truyền thông… để có thể tranh đấu để những cuốn sách sử này được dạy trong các khu học chính, các trường đại học và hơn nữa là được đưa vào thư viện của vùng đó,” bà Triều Giang nói thêm.

Ngoài ra, theo Giáo Sư Tường Vũ, “Làm sao để giúp các thế hệ sau họ hiểu và tự hào về lịch sử của dân tộc, của gia đình? Làm thế nào để bảo tồn di sản đó lâu dài? Làm sao để cộng đồng Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn?”

Các nhà nghiên cứu cho biết với bộ sách trên, họ mong muốn đưa ra quan điểm mới toàn diện hơn về lịch sử của Việt Nam nói chung và của VNCH, của cuộc chiến Việt Nam nói riêng, đã không được các sử gia phương Tây chú ý đến trong thời gian qua.

Việc hiểu rõ tư tưởng Cộng Hòa và thời điểm nó du nhập vào Việt Nam là vô cùng cần thiết vì đây là nền tảng hình thành nên thể chế VNCH trong những năm sau đó, cũng là yếu tố rất cần thiết để hiểu và giải thích nguyên nhân vì sao hàng triệu người Việt đã bỏ nước ra đi tị nạn sau năm 1975, theo GS. Alex.

(Nguồn tài liệu VOA)

Leave a Reply