Bài VI ANH
Trước tình hình Nga gặp khó khăn trong chiến tranh xâm lược Ukraine, trong khi Mỹ và đồng minh tăng áp lực chống Nga và Trung Cộng lén cung cấp vũ khí cho Nga, Tập Cận Bình của Trung Cộng coi Tổng Thống Nga Vladimir Putin là bạn thiết thạch, không giới hạn, Trung Cộng ra vẻ là bộ mặt trung gian hòa giải chiến tranh Ukraine, Trung Cộng ráo riết vận động ngoại giao để giải quyết chiến tranh Ukraine để cứu bồ Putin.
Tin RFI của Pháp 27/02/2023 cho biết rõ ràng là Trung Cộng đang muốn đóng một vai trò trung gian để giải quyết cuộc chiến tranh Ukraine đã kéo dài hơn một năm qua và chưa có dấu hiệu gì sẽ sớm kết thúc.Trong nhiều tuần qua, Trung Cộng đã ráo riết vận động ngoại giao để đưa Bắc Kinh trở thành một nhân tố quan trọng trong cuộc xung đột Ukraine, đối lại với Mỹ. Ông Vương Nghị, lãnh đạo cao cấp nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc, đã công du châu Âu, đến Munich nhân hội nghị an ninh, ghé Budapest, rồi thăm Moscow. Mục đích của chuyến đi này chính là nhằm trình bày quan điểm của Bắc Kinh về giải quyết chiến tranh Ukraine. Bắc Kinh đã chờ đúng ngày đánh dấu một năm chiến tranh Ukraine, 24/02/2023, để công bố một kế hoạch 12 điểm về “giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine,” kêu gọi Kiev và Moscow mở hòa đàm để chấm dứt chiến tranh.
Hôm, 26/02/2023, phía Mỹ cảnh cáo Bắc Kinh không nên vượt qua “lằn ranh đỏ” này. Giám đốc cơ quan tình báo Mỹ William Burns khẳng định Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc dự trù cung cấp vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.
Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan đã lên nhiều đài truyền hình để nhấn mạnh là Mỹ rất “cảnh giác” về khả năng Bắc Kinh cấp vũ khí cho Moscow. Ông Sullivan tuyên bố, nếu cung cấp vũ khí cho Nga, Trung Quốc sẽ gánh chịu “những tổn thất nặng nề”.
Theo báo chí Mỹ, nhất là nhật báo The Wall Street Journal và đài truyền hình NBC, Trung Cộng chủ yếu dự trù cung cấp cho Nga các máy bay không người lái và đạn dược. Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn cực lực bác bỏ các cáo buộc đó.
Hầu hết các siêu cường Tây Phương tự do dân chủ, cụ thể Mỹ và đồng minh Liên Âu nhứt là Anh coi đề nghị của Trung Cộng là ngụy hòa.
Tổng Thống Mỹ Joe Biden nói với ABC News trong một cuộc phỏng vấn, rằng ý tưởng Trung Cộng sẽ đàm phán kết cục của cuộc chiến ở Ukraine là không hợp lý. Putin hoan nghênh nó, vậy làm sao nó có thể tốt được? Ông Biden nói với ABC News vào dịp kỳ niệm một năm chiến tranh, “Tôi không thấy gì trong kế hoạch này cho thấy có điều gì đó có lợi cho bất cứ ai khác ngoài Nga, nếu làm theo kế hoạch của Trung Cộng.” Và “Ý tưởng Trung Quốc sẽ đàm phán kết cục của một cuộc chiến hoàn toàn phi nghĩa đối với Ukraine là không hợp lý.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã không bác bỏ kế hoạch hòa bình ví có điều tôn trọng “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước”mà Bắc Kinh đề nghị và nhất là không chống lại việc Trung Quốc nhập cuộc để tìm giải pháp cho cuộc xung đột.
Pháp cũng tỏ vẻ quan tâm đến kế hoạch hòa bình của Bắc Kinh. Nhưng Tổng Thống Pháp nhấn mạnh “hòa bình cho Ukraine chỉ có được nếu Nga ngưng tấn công, triệt thoái quân và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ Ukraine và tôn trọng nhân dân Ukraine.”
Liên Hiệp Châu Âu, lãnh đạo ngành ngoại giao Josep Borrell khẳng định kế hoạch của Trung Quốc “không phải là một kế hoạch hòa bình,” mà chỉ là thể hiện những lập trường mà Bắc Kinh đã nêu lên ngay từ đầu cuộc chiến tranh Ukraine.
Còn tổng thống Mỹ Joe Biden như đã thấy như trên thì đã dứt khoát không chấp nhận kế hoạch hòa bình của Trung Cộng, một kế hoạch mà theo ông Biden “chẳng có lợi cho ai khác ngoài Nga.”
Phản ứng của Washington rất dễ hiểu: Khi tỏ ý muốn đóng vai trò trung gian hòa giải để chấm dứt chiến tranh Ukraine, Bắc Kinh còn tự đặt mình vào thế đối lập với Washington. Trả lời đài phát thanh Pháp France Info, Antoine Bondaz, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, lưu ý bản kế hoạch 12 điểm mà Trung Quốc đề nghị cũng là những lời chỉ trích phương Tây. Khi Bắc Kinh kêu gọi “đừng đổ thêm dầu vào lửa và làm trầm trọng thêm các căng thẳng,” hay kêu gọi từ bỏ “tâm lý chiến tranh lạnh” thì rõ ràng Trung Cộng ám chỉ Washington.
Ngay chính Moscow cũng chưa hoàn toàn tin tưởng vào kế hoạch hòa bình do Bắc Kinh. Theo hãng tin AFP, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov cho rằng kế hoạch này “đáng để chú ý,” nhưng hiện “chưa hội đủ những điều kiện cho một giải pháp hòa bình.” Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 27/2 nói Moscow không thấy dấu hiệu nào cho thấy một giải pháp hòa bình là khả thi.
Trung Quốc, quốc gia tuyên bố liên minh “không giới hạn” với Nga ngay trước cuộc xâm lược một năm trước, đã từ chối lên án cuộc tấn công dữ dội của Nga, và tuần trước đã công bố kế hoạch 12 điểm kêu gọi ngừng bắn và xuống thang dần dần của cả hai bên.
Các đề nghị của Trung Quốc đã không gây ấn tượng với những nước ủng hộ liên minh quân sự NATO của Ukraine, những nước nói rằng họ đang cố gắng ngăn cản Bắc Kinh cung cấp viện trợ sát thương cho Nga, có thể bao gồm cả máy bay không người lái “kamikaze”.
Các lực lượng của Moscow đang gánh chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh chiến hào khi họ phải vật lộn để giành thêm đất ở miền đông Ukraine trong khi Kyiv nhắm đến một cuộc phản công bằng vũ khí tiên tiến của phương Tây, bao gồm cả xe tăng chiến đấu, đã cam kết trong những tháng tới.
Washington cho rằng Bắc Kinh đang cân nhắc viện trợ quân sự cho Nga. Cố Vấn An ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói với CNN, “Nếu đi theo con đường đó, Trung Quốc sẽ phải trả giá thực sự.”
Coi cuộc chiến Ukraine là trận chiến vì sự sống còn của Nga trước một phương Tây hung hãn, tuần trước, Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi “những biên giới mới” trong quan hệ với Bắc Kinh và nêu ra rằng người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sớm đến thăm Moscow.
“Mặt khác, các thiết bị tấn công hạng nặng của phương Tây đang trên đường đến và do đó, trong bất kỳ tuần nào, bộ chỉ huy quân sự có thể tiến hành một chiến dịch theo kế hoạch tương tự như họ đã làm ở khu vực Kharkiv,” ông nói, đề cập đến việc Ukraine tái chiếm khu vực phía đông bắc từ lực lượng Nga năm ngoái.
(Image: Marcus Spiske/ Pexels)