Các công nhân đang làm việc tại xưởng Giày Tùng Anh, Hà Nội. (Hình từ trang Giày Việt Nam Xuất Khẩu)
Bài VI ANH
Tin VOA hôm thứ Tư, ngày 24-05-2023 rằng xuất cảng của Việt Nam CS sang Hoa Kỳ giảm mạnh. Nguồn tin từ Tạp Chí Hải Quan VNCS hôm thứ Ba 23/5 đưa tin rằng, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm mạnh trong những tháng đầu năm nay, xuất cảng sang Hoa Kỳ chỉ đạt $28.6 tỷ Mỹ kim, giảm 21.6%.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt $5.33 tỷ, dẫn đầu trong các nhóm hàng xuất cảng chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ, vẫn giảm 13.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện đứng thứ hai với $4.73 tỷ, tăng 5.3%, và đây cũng là nhóm hàng chủ lực hiếm hoi có tăng. Còn các nhóm hàng chủ lực khác như dệt may, điện thoại và giày dép… kim ngạch đều sụt giảm.
Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) hôm 18/5, nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam “đang phải đối mặt với những cơn gió ngược bên ngoài khi nhu cầu bên ngoài suy yếu tiếp tục tạo áp lực giảm xuất cảng, dẫn đến sản xuất công nghiệp suy yếu.”
Theo World Bank, xuất và nhập cảng hàng hóa của Việt Nam giảm lần lượt 17.1% và 20.5% vào tháng 4 năm nay.
Đã buồn vì trận mưa rào xuất cảng giảm, lại đau vì nhập cảng từ Hoa Kỳ trong 4 tháng đạt $4.3 tỷ USD, giảm 6.7% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 4.3% kim ngạch nhập cảng của cả nước.
Thêm vào đó ngành dệt may, giày dép Việt Nam chật vật khi Mỹ cấm nhập nguyên liệu từ Tân Cương. Cũng tin VOA ngày 27/04/2023 dẫn dụ nguồn tin Reuters của Anh cho biết các nhà sản xuất hàng may mặc và giày dép của Việt Nam hiện đang đối diện với ngày càng nhiều áp lực khi Mỹ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc. Những quy định chặt chẽ của Mỹ đang tác động nặng nề vào lĩnh vực vốn đã khiến cho gần 90,000 công nhân lao động tại Việt Nam mất việc làm kể từ tháng 10, do nhu cầu trên toàn cầu chậm lại.
Trong số các nước xuất cảng hàng may mặc, Việt Nam, là nơi được xem là một trung tâm sản xuất toàn cầu, phải đối mặt với tác động nặng nề nhất từ Đạo Luật Bảo Vệ Lao Động Cưỡng Bức Người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA) của Hoa Kỳ, Reuters phân tích dữ liệu chính thức của Mỹ cho biết.
Tiêu biểu trong số các lô hàng may mặc và giày dép trị giá $15 triệu bị giữ để kiểm tra theo đạo luật UFLPA, hơn 80% là từ Việt Nam và chỉ có 13% hàng hóa của Việt Nam được thông quan, dữ liệu hải quan của Hoa Kỳ cho đến ngày 3/4 cho thấy.
Lao động VN thất nghiệp, lao đao lận đận. Ngành công nghiệp dệt may, ngành sử dụng lao động lớn nhất của Việt Nam sau nông nghiệp, phải cắt giảm gần 3% trong số 3.4 triệu lao động kể từ tháng 10 và góp phần làm giảm 11.9% xuất cảng của cả nước và giảm 2.3% sản lượng trong quý đầu tiên của năm nay so với một năm trước đó, khiến cho tăng trưởng chậm lại.
Theo ước tính của Reuters, cứ trong 3 đôi giày của Nike và Adidas bán ra trên toàn cầu thì có 1 đôi được sản xuất tại Việt Nam. Tỷ lệ quần áo sản xuất tại Việt Nam của hai hãng này lần lượt là 26% và 17%. Tuy nhiên, Nike đã giảm đáng kể sản lượng hàng may mặc và giày dép tại Việt Nam mặc dù quốc gia này vẫn là trung tâm sản xuất chính của họ, theo báo cáo thường niên mới nhất cập nhật đến tháng 5 năm 2022.
“Thông thường các công ty tuyển lao động sau Tết Nguyên Đán, nhưng năm nay mọi thứ diễn ra ngược lại,” bà Nguyễn Thị Hương, 45 tuổi, làm việc cho Pou Chen 10 năm và vừa bị mất việc, nói với hãng thông tấn Anh.
Đại cán CS đổ thừa cho thiên hạ. Lý giải về nguyên nhân xuất cảng giảm trong 4 tháng và nửa đầu tháng 5/2023, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương mới đây, Thứ Trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết các nền kinh tế lớn là đối tác xuất cảnh của Việt Nam như Hoa Kỳ, Liên Âu giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm, trong khi đó các ngành sản xuất công nghiệp trong nước chủ yếu hướng vào xuất khẩu, phụ thuộc lớn vào thị trường toàn cầu do sản lượng sản xuất trong nước vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa.
Đại cán CSVN, đại gia ăn theo CS sợ bị Tổng Bí Thư Ngyễn Phú Trọng đưa vào đốt lò tham nhũng nên số thì né tránh không làm gì nhiều sợ càng làm càng khuyết điểm dễ chết với Tổng Trọng. Số thì đổ thừa, lý giải về nguyên nhân xuất cảng giảm trong 4 tháng và nửa đầu tháng 5/2023, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương mới đây. Như Thứ Trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm, trong khi đó các ngành sản xuất công nghiệp trong nước chủ yếu hướng vào xuất khẩu, phụ thuộc lớn vào thị trường toàn cầu do sản lượng sản xuất trong nước vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa.
Theo Thứ Trưởng Đỗ Thắng Hải, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục khó khăn dù có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm và không đồng đều ở các quốc gia, nhu cầu tiêu dùng vì thế cũng phục hồi chậm. Trung Quốc mở cửa trở lại làm gia tăng sự cạnh tranh trên các thị trường xuất cảng của Việt Nam… sẽ là những yếu tố tiếp tục tác động đến sản xuất và xuất nhập cảng của Việt Nam trong những tháng tới
CSVN chưa có thể nâng cấp quan hệ với Mỹ, theo các nhà quan sát, là vì Hà Nội không muốn làm Bắc Kinh nổi giận.Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, trong bài xã luận đưa ra sau khi ông Blinken rời Hà Nội, nhận định rằng mục đích của ngoại trưởng Mỹ rõ ràng là để “nhằm chia rẽ Trung Quốc và Việt Nam cũng như các quốc khác trong khu vực.”
Từ thời chính quyền Donald Trump, Mỹ đã liên tục hối thúc Việt Nam nâng cấp quan hệ lên thành “đối tác chiến lược,” nhưng Hà Nội vẫn chần chừ vì e ngại phản ứng chống đối của Trung Quốc. Yếu tố Trung Quốc vẫn còn hạn chế khuôn khổ hành động của Việt Nam trên trường quốc tế. Hiện giờ quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ chỉ mới ở mức “đối tác toàn diện.”